Chuột lang, Bọ ú
Tên gọi
Tên khoa học: Cavia Porcellus
Tên tiếng Anh: Guinea Pig
Tên tiếng Việt: chuột lang (miền Bắc), bọ ú (miền Nam)
Tên gọi khác: Dúi Béo được bắt nguồn từ hội nhóm Bộ tộc Dúi Béo link nhóm Tại đây
Đặc điểm của Chuột lang (Dúi Béo)
Bộ: gặm nhấm
Nguồn gốc: dãy núi Andes, Nam Mỹ
Tiến hóa: lai giống và đã được thuần hóa, do vậy chuột lang không tồn tại trong tự nhiên
Tuổi thọ: 4 – 8 năm
Thân nhiệt: 37 – 39 độ C, chuột lang chịu lạnh tốt hơn nóng
Nhiệt độ môi trường lý tưởng: 19 – 22 độ C
Nhiệt độ môi trường chấp nhận được: 15 – 18 độ C
Nhịp tim: 240 – 350 nhịp/phút
Nhịp thở: 40 – 150 nhịp/phút
Cân nặng khi mới sinh: 60 – 110 gam
Cân nặng khi trưởng thành: con đực 700 – 1500 gam, con cái 700 – 900 gam
Chiều dài cơ thể khi trưởng thành: 25 – 36 cm
Độ tuổi sinh sản của con cái: 6 – 20 tháng và trên 750 gam
Mỗi lần mang thai: 1 – 6 con
Thời gian mang thai: 59 – 72 ngày
Thời gian sinh: 10 – 30 phút, thường vào ban đêm
Thời gian cho bú: 2 tuần, ngay sau khi sinh
Thời gian cai sữa: 1 – 3 tuần, con con phải đạt cân nặng ít nhất 170 gam
Răng: 20 cái, mọc liên tục trong suốt cuộc đời của nó
Chân: chân trước 4 ngón, chân sau 3 ngón
Đuôi: đuôi cụt, hầu như không nhìn thấy được
Sở thích ăn uống: ăn chay = động vật ăn cỏ 100%
Thính giác: rất nhạy 125Hz – 33.000Hz (con người 20Hz – 20.000Hz)
Thị giác: không giống như phần lớn các động vật gặm nhấm khác, chuột lang không bị mù màu, nó thấy được hầu hết các màu; tầm nhìn 340 độ, cảm nhận chiều sâu kém, nhìn thấy 33 ảnh/giây (con người 22 ảnh/giây)
Khứu giác: phát triển cao (con người < chuột lang < chó)
Vị giác: có khoảng 17.000 vị giác (con người 9.000, chó 1.700, mèo 470)
Xúc giác: sử dụng 6 hàng râu rung liên tục để định hướng trong bóng tối, đo chiều rộng, v.v…